Để có được bữa ăn ngon và đạt điểm 10 cho chất lượng, ngoài kỹ năng nấu nướng, bạn còn phải thành thạo nhiều công đoạn khác như: chuẩn bị và vệ sinh nguyên liệu, chuẩn bị nước xốt, nước chấm… Sau đây là những nguyên tắc nấu ăn cơ bản giúp các chị em có thể dễ dàng hơn trong công việc nội trợ.
Hôm nay ăn gì?
Đầu tiên, các chị em cần vạch sẵn ý tưởng cho món mà bạn muốn nấu, sau đó tham khảo các sách báo hoặc website dạy nấu ăn khác nhau, từ đó xác định trước các bước cần phải thực hiện với món ăn đó.
Bạn cần đọc qua các thành phần và hướng dẫn một cách cẩn thận trước khi chọn nguyên liệu, để có được món ăn tươi ngon bổ dưỡng. Đặc biệt chú ý đến những nguyên liệu mà các thành viên trong gia đình không ăn được hoặc bị dị ứng, có thể cân nhắc chuyển sang nguyên liệu thay thế khác. Điều này rất quan trọng bởi chính nguyên liệu thực phẩm và gia vị góp phần không nhỏ cho sự thành công của món ăn ngon.
Khi tay nghề của bạn chưa vững thì không nên thử nghiệm với những nguyên liệu quá cầu kỳ hoặc những công thức quá khó. Nên chọn những món ăn có hương vị và nguyên liệu thân thiện, hợp khẩu vị với các thành viên trong nhà. Không phải những món ăn càng đắt, càng hiếm, càng cầu kỳ là tốt, sự ngon miệng của mọi người mới là điều đáng lưu tâm hơn cả.
Tập hợp nguyên liệu
Khi bạn đã chọn được công thức nấu ăn riêng, thời gian sau đó là dành để bắt đầu thu thập các thành phần, nguyên liệu cho món ăn. Một số thành phần gia vị, thực phẩm có thể đã có sẵn trong nhà bếp của bạn, nhưng một số thì bạn phải đến cửa hàng tạp hóa, chợ hoặc siêu thị để tìm.
Khi mua sản phẩm tươi sống tại chợ hoặc siêu thị, bạn nên dành thời gian để lựa chọn thực phẩm chất lượng nhất. Tránh mua phải các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thông thường đồ trong các siêu thị lớn khá đảm bảo về chất lượng, hoặc bạn nên tìm mua ở những sạp hàng quen ngoài chợ sẽ được chất lượng tốt hơn.
Chuẩn bị thực phẩm để nấu
Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu cũng có một số quy tắc cần thiết để vệ sinh thực phẩm an toàn, chế biến đúng cách:
- Rửa và làm sạch thực phẩm. Hầu hết các thực phẩm cần phải được làm sạch bằng cách rửa với nước. Các loại thực phẩm được bóc vỏ nên được rửa sạch trước khi gọt vỏ, giảm nguy cơ chuyển hóa chất và bụi bẩn từ khu vực gọt vỏ đến khu vực chưa gọt vỏ. Các loại rau xanh hoặc thực phẩm tươi sống có thể sử dụng những nguyên liệu sát khuẩn như muối, giấm, chanh, bột nghệ…
- Cắt thái thực phẩm phù hợp với nhu cầu nấu nướng hoặc tính chất của thực phẩm. Ví dụ cà rốt lâu chín hơn các loại rau củ khác thì bạn nên thái nhỏ hơn chút. Xào thịt bò nên thái mỏng, nhưng nếu làm bò áp chảo nên thái dày, …
- Thêm muối, hạt tiêu, rau thơm, hoặc nước sốt như đã đề ra trong công thức. Bất kỳ số lượng của các loại thảo mộc hoặc gia vị có thể được sử dụng để tăng thêm hương vị cho thức ăn mà bạn đang nấu. Nó có thể được thêm vào trước hoặc sau khi nấu. Chỉ cần chắc chắn thêm vừa đủ chứ không phải quá nhiều. Bạn có thể thêm chúng nhiều hơn sau khi nấu xong tùy ý. Nếu lỡ tay cho quá nhiều muối khiến món ăn quá mặt, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu có khả năng hút muối như lòng trắng trứng, khoai tây,..
Làm nóng các dụng cụ nấu ăn
- Đun nóng nước.
- Bật sẵn lò nướng: Đừng mất kiên nhẫn, hoặc nếu không bạn rất có thể sẽ rất mất thời gian với bữa ăn của mình. Nên bật lò nướng khoảng 15 phút để nhiệt độ từ 176 ° C để thực phẩm đưa vào nhanh chín và chín đều, vàng giòn hơn.
- Đun nóng chảo trước khi thêm dầu: Làm nóng chảo kim loại để xóa đi các vết trầy xước nhỏ bằng dầu giúp mặt chảo trơn bóng, không bết dính. Ngoài ra, nếu bạn thêm dầu vào chảo đã nóng, thực phẩm sẽ trở nên nóng hơn nhanh hơn, nhanh chín và các chất dinh dưỡng được giữ lại, không bị phá vỡ, không hấp thụ nhiều dầu.
- Dã đông các thực phẩm đông lạnh
Nêm gia vị vào món ăn của bạn
Khi nấu ăn quan trọng nhất là phần nêm gia vị. Nếu bạn lỡ tay cho quá nhiều hoặc quá ít, hoặc thiếu loại gia vị cần thiết có thể sẽ làm hỏng toàn bộ món ăn của bạn.
Một chút muối và hạt tiêu thực sự có thể làm cho hương vị của món ăn trở nên sống động, mang lại cảm giác thơm ngon cho món ăn.
Nếu bạn không chắc chắn về số lượng, hoặc sợ thêm quá nhiều muối, thì tốt nhất là nêm từ từ hương vị và muối đều đặn. Thêm một chút muối, thêm một ít hương vị, một ít nguyên liệu… và cứ như vậy cho đến khi món ăn có hương vị vừa phải. Đó là cách mà các đầu bếp chuyên nghiệp thường làm.
Rắc muối lên xương của thịt hoặc thịt gà trước khi rang, thêm một chút vào các món hầm và nước sốt trong khi nấu ăn, và nhớ nên bỏ lượng vừa đủ muối vào nước khi luộc mì ống, gạo và khoai tây.
Theo Congluan