Bệnh giun sán không hề đơn giản như bạn nghĩ!

by chiennguyen
0 comment

Bạn có biết hơn 50% người Việt Nam nhiễm bệnh giun sán? Bệnh giun sán tưởng chừng như rất bình thường nhưng khi căn bệnh này đến cấp độ nguy hiểm hơn sẽ gây nên các bệnh như suy dinh dưỡng, tắc ruột… Sau đây là những dấu hiệu nhận biết người bệnh nhiễm giun sán, từ đó bạn có thể áp dụng để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Nhiễm giun sán là gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh giun sán

Giun sán là những sinh vật ký sinh trong cơ thể vật chủ, sinh tồn bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng từ vật chủ. Có rất nhiều loại giun sán khác nhau: Giun móc, giun đũa, giun kim, giun móc, giun tròn, sán dây, sán xơ mít,… chúng thường sống trong ruột và giành lấy các chất dinh dưỡng của bạn. Nếu cơ thể bạn có giun sán, phần lớn dưỡng chất bạn hấp thụ hàng ngày qua ăn uống đã bị những loài ký sinh vật đáng ghét này lấy đi. Khiến cho cơ thể thiếu dưỡng chất. Đối với trẻ em sẽ gây ra còi cọc, suy dinh dưỡng..

Một số loại thậm chí có thể ăn hồng huyết cầu của cơ thể. Khi trú ngụ bên trong cơ thể, giun sán sẽ giành lấy dinh dưỡng của cơ thể, dần dần bạn có thể bị giảm cân, căng thẳng cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Điều kiện vệ sinh kém, ăn thực phẩm nhiễm độc, nhiễm ấu trùng giun sán, sống ở khu vực bị nhiễm giun sán là những nguyên nhân khiến chúng sinh sôi trong cơ thể. Nhiễm giun sán khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong và các bệnh nghiêm trọng về dạ dày, đường ruột.

Cách nhận biết người bệnh nhiễm giun sán

Sau đây là một số dấu hiệu bạn đang bị nhiễm giun sán, cần chú ý:

  • Đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy không rõ nguyên nhân
  • Thèm ăn, bụng luôn sôi hoặc chán ăn.
  • Khó ngủ, trầm cảm, lo lắng
  • Mệt mỏi, đau nhức khắp toàn thân
  • Ngộ độc hoặc tiêu chảy khi ăn đồ ăn lạ
  • Các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa.
  • Thiếu máu/thiếu sắt do bị giun sán ăn tế bào hồng cầu
  • Đi ngoài ra máu, hay buồn nôn
  • Không còn ham muốn tình dục

Những biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm giun sán

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Luôn rửa tay sạch sẽ, trước và sau khi ăn, hoặc sau khi đi vệ sinh. Do bàn tay là phương tiện truyền nhiễm bệnh giun sán phổ biến nhất, bị nhiễm bẩn khi đi đại tiện, rửa đít cho trẻ, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, cần phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch sẽ để hạn chế nguy cơ trứng giun xâm nhập vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay với xà phòng hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

Ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh

Ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, lắp đặt máy lọc nước để có nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh, rửa ráy chân tay. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái, đồ sống, đặc biệt sán dây có mặt rất nhiều trong thịt bò tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián, ruỗi muỗi bò vào. Trước khi ăn, nên hâm nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.


Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu, kém vệ sinh và lộ thiên. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan vi khuẩn, ấu trùng giun sán vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường sống, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật, thú nuôi xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình… Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, không nên đi chân đất, nghịch cát, nghịch đất bẩn, mặc quần thủng đít để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

Uống thuốc tẩy giun, xổ giun theo định kỳ

Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị nhiễm giun sán nhiều gây suy dinh dưỡng, chậm lớn thì có thể tẩy sớm hơn nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Bên cạnh đó không chỉ trẻ em, người lớn cũng cần dùng thuốc tẩy giun theo định kỳ, thông thường 6 tháng/lần. Hiện nay có một số các loại thuốc tẩy giun tốt như thuốc giun “quả núi” Mebendazol, thuốc tẩy giun Fugacar… Lưu ý trước khi tẩy giun không nên ăn gì trước 6 tiếng, lúc ý giun sán sẽ bị “đói” nên quá trình tẩy giun sẽ dễ dàng hơn.

Theo PNSK

You may also like

Leave a Comment