Cúng rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 từ ngày nào là tốt?

by chiennguyen
0 comment

Rằm tháng Giêng còn được gọi với một cái tên khác là Tết Thượng Nguyên. Đây là ngày rằm đầu tiên theo Âm lịch và là 1 trong 4 ngày rằm lớn nhất trong năm mà người Việt cần chuẩn bị kỹ càng để cúng bái. Cúng rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm.

Nên chọn giờ nào, ngày nào để cúng rằm tháng Giêng?

Ngày 26/2/2021 tức ngày 15 tháng 1 năm Tân Sửu chính là ngày rằm tháng Giêng. Đây là ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo. Vào ngày này, mọi người con Việt Nam thường tổ chức lễ lạt để cúng bái gia tiên rất lớn, giống như ngày Tết để cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đạo bình an, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi.

Cúng rằm tháng Giêng 2021 ngày nào tốt?

Tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà có thời gian cúng rằm tháng Riêng khác nhau.Có gia đình cúng rằm từ rất sớm (ngày 12-13/1 Âm lịch), có những người lại chọn đúng ngày mới cúng. Có gia đình cúng vào buổi sáng lại có những gia đình lại cúng vào buổi trưa hoặc chiều.

Tuy nhiên, khác với những ngày rằm khác, cúng rằm tháng Giêng lại quan trọng hơn cả vì đây là ngày rằm đầu tiên trong năm, là ngày trăng sáng nhất của năm. Theo quan niệm dân gian, vào thời điểm này Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì cho chúng sinh nên cần thành tâm cầu khấn vào đúng ngày và đúng giờ hoàng đạo để lời cầu khẩn được như sở nguyện.

Vậy nên, rằm tháng Riêng năm Tân Sửu 2021 nên chọn đúng ngày chính rằm (15/1 Âm lịch) hoặc cúng vào ngày 14/1 Âm lịch là tốt nhất.

Cúng Rằm tháng Giêng 2021 giờ nào tốt?

Thời điểm cúng Rằm tháng Giêng vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ là tốt nhất. Gia chủ có thể chọn các khung giờ hoàng đạo dưới đây để tiến hành nghi lễ cúng bái:

– Ngày chính Rằm 15/1, giờ đẹp tiến hành cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm:

  • Giờ Thìn (7h-9h)
  • Giờ Ngọ (11h-13h)
  • Giờ Mùi (13h-15h)

– Ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 25/2/2021 dương lịch, khung giờ đẹp gồm:

  • Giờ Thìn (7h-9h)
  • Giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h)
  • Giờ Dậu (17h-19h)

Tuy nhiên, thời điểm cúng không bắt buộc phải chuẩn vào khung giờ nào nhưng nên cúng trước 19 giờ ngày 15/1 là được.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà cúng là vật cúng tế linh thiêng nhất còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Ngoài thịt gà, xôi gấc, bánh chưng và các món ăn khác như giò, chả, rau xào…, mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng còn có hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.

Ngoài ra, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật bao gồm hoa quả, chè xôi, bánh trôi nước, các món ăn chay.

Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng:

– Không nên đốt quá nhiều vàng mã

– Dọn dẹp ban thờ: Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.

– Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương. Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm,… Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.

– Mua sắm đồ cúng lễ: Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Hiện nay, do điều kiện cuộc sống cũng như quan niệm khá cởi mở, mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật, không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, ông bà ta đã có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành” nên tốt nhất chúng ta vẫn nên lựa chọn những khung giờ hoàng đạo để tổ chức cúng bái.

You may also like

Leave a Comment