Để cơ thể luôn mạnh khỏe cần bảo vệ gan mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp gan hoạt động tốt hơn.
Xem thêm: Máy lọc nước kiềm | Nước Hydrogen | Máy lọc không khí
Cá chạch sinh sống ở cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng tập trung với mật độ dày đặc ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp.
Có 3 loại cá chính: cá chạch cơm, cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Cá chạch cơm (cũng gọi cá chạch bùn) là loại cá chiếm tỉ lệ áp đảo. Cá chạch đuôi chình hiếm nhất. Đặc biệt, ngư dân có thể dựa vào cách sinh hoạt của loài cá này mà dự đoán thời tiết. Cuối cùng, cá chạch lấu là loại to nhất, con trưởng thành nặng trung bình 2kg, dài từ 50 đến 70cm.
Theo phân tích, trong 100g thịt cá chạch chứa 83g nước, 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g glucid và 1,2g chất khoáng. Như vậy, thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác.
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, thịt cá chạch còn là kho thuốc quý. Theo Đông y, cá chạch có tác dụng bồi bổ khí huyết, chống lão hóa, tráng dương, cường lực, thanh nhiệt, cần thiết cho người già. Cá chạch bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận trừ thấp, giúp tiêu độc, điều trị vàng da cho người bệnh gan, bảo vệ tế bào gan, làm hạ men gan tương đối tốt. Đối với trường hợp viêm gan mạn tính, cá chạch cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, theo dân gian, nhớt cá chạch cũng có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, kháng khuẩn…
Một nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân bị viêm gan virus sử dụng bài thuốc Đông y có thành phần chính là cá chạch đã cho kết quả đầy triển vọng. Theo đó, sau một thời gian sử dụng bài thuốc này, có 24 bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng lâm sàng, chức năng gan hồi phục; 11 bệnh nhân triệu chứng được giảm nhẹ đáng kể, chức năng gan cải thiện nhiều. Kết luận, bài thuốc đạt hiệu quả đến 87.5%.
Nguồn: Khoahoc.tv