Cách nấu nước xông với 3 nguyên liệu đơn giản

by chiennguyen
0 comment

Chị Thanh Thủy (38 tuổi, Nam Định) chia sẻ cách nấu nồi nước xông giúp tăng sức đề kháng và thư giãn với ba nguyên liệu gồm chanh, sả, gừng.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngày nào chị Thủy cũng vào bếp nấu một nồi nước xông. Chị cho biết, tuy hơi mất thời gian nhưng các nguyên liệu đều có sẵn, bản thân chị cũng cảm thấy thư giãn hơn sau mỗi lần thực hiện nên khá tích cực xông. Các bước thực hiện của chị như sau:

Bước 1: Rửa sạch chanh, sả và gừng. Bóc hết lớp vỏ già bên ngoài của sả rồi đập dập, cạo vỏ và thái từng miếng gừng, dùng dao cắt chanh thành lát mỏng hoặc múi cau.

Bước 2: Đổ khoảng 300ml nước lọc vào nồi rồi đặt lên bếp. Tiếp theo, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi. Khi thấy nước sôi, hạ lửa nhỏ và đun thêm khoảng 5 phút để các tinh chất từ chanh, sả, gừng ra nhiều hơn rồi tắt bếp.

“Trước khi xông, tôi rửa mặt thật sạch để việc xông hơi đạt hiệu quả hơn. Sau đó, tôi lấy một chiếc khăn mềm trùm lên đầu, che kín mặt rồi bắt đầu xông. Cảm giác hơi nóng bốc lên cùng hương thơm của chanh, sả và gừng trong nồi nước xông khá dễ chịu và thoải mái”, chị Thủy chia sẻ.

Chị và các thành viên trong gia đình thường xông khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó, mỗi người sẽ ăn cháo nóng có lá tía tô, hành, tiêu bắc, chanh, ớt… để tăng đề kháng. Theo chị, mọi người không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang nở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước, dẫn đến máu huyết không lưu thông.

Đối với các nguyên liệu gừng, chanh, sả, lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ cho biết, gừng tươi là vị thuốc, vị cay, tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc, thông mũi họng. Sả vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu. Chanh hay lá chanh cũng là dược liệu trong bài thuốc trị cảm cúm của Đông y.

Theo Lương y Sáng, không nên xông nhiều lần vì sẽ gây mất nước. Những người ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, yếu mệt không nên xông.

Đồng quan điểm trên, TS. BS Ngô Quang Hải, Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết, chỉ những người có triệu chứng Covid-19 hay cảm cúm mới nên xông hơi, không nên lạm dụng. Người bệnh nên xông hơi một mình, tần suất tốt nhất là một ngày một lần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ những phương pháp phòng ngừa Covid-19

You may also like