Với nhiều tính năng như làm sạch không khí, khử mùi, diệt vi khuẩn thì máy lọc không khí là sản phẩm rất cần thiết đối với các gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ.
1. Chọn đúng tính năng cần thiết
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, các hãng sản xuất đã cho ra đời nhiều sản phẩm máy lọc không khí với nhiều tính năng, tiện ích khác nhau:
– Lọc sạch bụi bẩn trong không khí.
– Khử sạch mùi hôi.
– Diệt virus, vi khuẩn.
– Tạo ẩm, hút ẩm, duy trì độ ẩm thích hợp trong nhà.
Chính vì thế, bạn cần chọn sản phẩm đúng tính năng cần thiết, phù hợp nhu cầu để sử dụng hiệu quả.
Với gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên ưu tiên chọn máy lọc không khí có tính năng diệt vi khuẩn, virus để bảo vệ bé khỏi những tác động từ môi trường.
Nếu bạn thường xuyên dùng máy điều hoà vào mùa hè, quạt sưởi trong mùa đông thì nên chọn dòng máy lọc không khí có khả năng tạo độ ẩm, giúp không khí trong nhà không bị khô, phòng tránh các bệnh về hô hấp và da ở trẻ. Trường hợp không gian nhà bạn không quá rộng, không có nhiều cửa để đối lưu không khí, nên chọn dòng máy lọc không khí tích hợp công nghệ ozone để ngăn chặn và khử mùi hôi trong phòng mang lại không khí trong lành, dễ chịu.
2. Chọn độ ẩm phù hợp
Độ ẩm trong phòng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, độ ẩm thích hợp với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dao động từ 40 – 50%. Nếu độ ẩm quá cao hoặc quá thấp dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp.
Chính vì vậy, khi dùng máy lọc không khí, bạn nên chọn độ ẩm phù hợp theo mức khuyến cáo mà nhà sản xuất hướng dẫn. Khi không khí trong nhà đã được thanh lọc và đủ ẩm, bạn chỉ cần để máy chạy ở chế độ tạo độ ẩm bình thường hoặc chế độ tự động.
3. Lưu ý đến độ ồn khi sử dụng
Một vấn đề bạn cần quan tâm khi dùng máy lọc không khí đó chính là độ ồn trong quá trình máy hoạt động. Nếu bé đang ngủ, bạn nên để độ ồn từ 15 – 50dB, hoặc chỉnh mức độ của máy xuống thấp hoặc mở chế độ yên tĩnh (nếu model đó có), tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Thông thường, những sản phẩm từ các thương hiệu lớn như Sharp, Coway, Samsung,Karofi… sẽ vận hành khá êm ái, không gây nên tiếng ồn, mang lại cảm giác thoải mái khi dùng.
5. Lưu ý các chế độ lọc khi sử dụng
Khi không khí trong phòng có nhiều bụi bẩn hoặc cần hút mùi, bạn nên bật chế độ lọc cao nhất. Sau khi đã lọc xong, bạn cần chuyển máy về chế độ hoạt động bình thường. Việc chọn chế độ lọc phù hợp vừa giúp tránh lãng phí điện năng và tránh trường hợp máy hoạt động liên tục, quá tải.
Chế độ lọc lưu lượng khí cao chỉ thích hợp môi trường nhiều nấm mốc, vi khuẩn vì chế độ này tốn nhiều điện năng hơn so với chế độ lọc lưu lượng khí thấp. Với chức năng diệt nấm mốc, vi khuẩn, bạn chỉ nên bật từ 4 – 6 giờ đồng hồ, vừa làm sạch không khí vừa tốt với sức khoẻ.
6. Không nên mở cửa khi sử dụng máy lọc không khí
Trong suốt quá trình dùng máy lọc không khí, bạn không nên mở cửa để hạn chế thất thoát không khí sạch ra bên ngoài và tránh đưa không khí bẩn, khói bụi vào trong nhà. Bên cạnh đó, mở cửa sẽ khiến máy lọc phải hoạt động nhiều hơn, hao tốn điện năng và giảm tuổi thọ của máy.
7. Đặt máy ở vị trí phù hợp, tránh xa tầm tay trẻ em
Một lưu ý quan trọng nữa khi sử dụng máy lọc không khí đó chính là đặt máy ở vị trí phù hợp, trên bề mặt phẳng, ổn định và chắc chắn, tránh xa tầm tay của trẻ, hạn chế luồng khí thổi trực tiếp vào người.
Với phòng có dùng điều hoà, bạn nên đặt máy lọc không khí ngay phía dưới mặt lạnh của máy điều hòa để không khí sạch phân tán đều khắp phòng.
Một mẹo nhỏ đó là bạn nên đặt máy lọc cách tường khoảng 30cm. Các loại máy lọc không khí có tính năng tạo ẩm, bạn nên tránh xa các thiết bị điện tử, đồ gỗ, hạn chế tình trạng chập cháy, nấm mốc. Ngoài ra, để bảo vệ máy lọc hoạt động bền bỉ hơn, bạn không nên để máy ở nơi ẩm ướt, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Top 5 Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Sử Dụng Máy Lọc Nước Nóng Lạnh
8. Không nên lạm dụng máy lọc không khí quá nhiều
Bạn không nên lạm dụng máy lọc không khí quá nhiều. Đặc biệt, với máy lọc không khí công nghệ ozone, bạn chỉ nên dùng trong khoảng thời gian cố định để khử hết mùi hôi, tránh dùng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình, nhất là trẻ nhỏ.
Để máy lọc hoạt động tốt và hiệu quả, bạn nên sử dụng máy từ 4 tiếng và tối đa là 8 tiếng/ngày.
Bạn cũng không nên sử dụng chế độ hút ẩm của máy quá lâu, khiến độ ẩm trong phòng xuống thấp hơn mức cần thiết dễ gây khô da. Khi trời mưa hoặc nhiệt độ xuống thấp, bạn nên ngưng dùng chức năng tạo độ ẩm, chỉnh lọc khí, thổi gió nhẹ để tiết kiệm điện năng.
Dùng máy lọc không khí vừa phải cũng là một cách bảo vệ tuổi thọ của máy, tránh tình trạng máy hoạt động liên tục, quá tải.
9. Vệ sinh máy lọc không khí theo định kỳ
Để giúp máy hoạt động bền bỉ, ổn định trong thời gian dài, bạn cần kiểm tra và vệ sinh máy theo định kỳ. Máy lọc lấy đi các loại vi khuẩn, bụi bẩn… thông qua màng lọc nên màng lọc là bộ phận chứa nhiều bụi bẩn nhất, cần được vệ sinh nhiều nhất.
Nếu bạn dùng máy lọc không khí tạo độ ẩm thì cần vệ sinh thêm khay đựng nước và thay nước hằng ngày.
Với màng lọc thô, bạn chỉ cần làm sạch bằng vòi nước. Nhưng với màng lọc carbon, màng lọc hỗn hợp, bạn nên dùng máy hút bụi, khăn mềm để vệ sinh, tuyệt đối không dùng nước.
Bên cạnh đó, sau thời gian sử dụng, bạn cũng nên kiểm tra và thay mới màng lọc cho máy để máy luôn hoạt động tối ưu nhất. Các loại màng lọc khác nhau sẽ có thời gian thay khác nhau, thường được khuyến cáo như sau:
– Với màng lọc thô: Tuổi thọ thường là suốt đời nên bạn có thể thay hoặc không thay mới.
– Với màng lọc than hoạt tính: Thay mới sau 2 – 3 năm.
– Với màng lọc phấn hoa: Thay mới sau 6 – 12 tháng.
– Với màng lọc nước: Thay mới sau khoảng 2 năm.
– Với màng lọc HEPA: Thay mới sau 3 – 10 năm tùy loại.