Những căn bệnh nguy hiểm xuất hiện khi trời lạnh và cách phòng tránh

by
0 comment

Những ngày gần đây Miền Bắc đang phải đón những đợt không khí lạnh có thể nói là mạnh nhất từ đầu năm. Trời rét đến 12 độ sẽ phát sinh ra rất nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. Hãy cùng Antoanvesinh điểm danh những căn bệnh nguy hiểm xuất hiện khi trời lạnh và cách phòng tránh

Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là chứng bệnh rất dễ gặp vào mùa lạnh, ngay cả khi bạn đi ngoài đường hoặc ở trong nhà. Đối tượng dễ mắc hạ thân nhiệt nhất là trẻ em và người lớn tuổi, tuy nhiên đối với thanh niên trẻ tuổi nếu giữ ấm cơ thể không đúng cách thì vẫn có nguy cơ mắc hạ thân nhiệt khá cao.

Biểu hiện đầu tiên của chứng hạ thân nhiệt là cơ thể run lẩy bẩy, da lạnh, tái xanh hoặc xám, nhịp thở chậm,… và nếu không được phát hiện kịp thời thì người bệnh sẽ rơi vào mất ý thức và vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.

Cách phòng tránh:

Luôn giữ ấm cho cơ thể một cách tốt nhất. Nếu trong nhà bạn vẫn chưa đủ ấm, hãy tham khảo đến một chiếc máy sưởi. Ngoài ra, nếu không có việc gì quá quan trọng thì hãy hạn chế đi ra ngoài

Viêm phổi

Dấu hiệu của viêm phổi ban đầu là ho khan, ho có đờm, cảm giác tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, sốt… Do đây là những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, ho, cảm cúm… nên nhiều bạn chủ quan không điều trị nhanh chóng và đúng cách khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy hiểm. Bởi tuy viêm phổi là căn bệnh khá phổ biến trong mùa đông nhưng mức độ nguy hiểm khá cao vì bệnh diễn biến nhanh, nếu nặng có thể gây tử vong không kịp trở tay.

Cách phòng tránh:

Luôn khử sạch không khí ô nhiễm bên trong nhà, đặc biệt là từ khói trong các bếp lò không an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm phổi nặng. Hãy dùng ngay một chiếc máy lọc không khí nếu bạn đủ điều kiện. Không nên đến những nơi đông người, hoặc đi lạnh để ngăn chặn nguy cơ bị viêm phổi

Liệt mặt, méo miệng

Liệt mặt, méo miệng là căn bệnh xảy ra khi cơ thể bị tác động quá lâu từ nhiệt lạnh giảm mạnh của môi trường. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 7 chạy dài từ cổ lên dọc 2 tai bị nhiệt lạnh tác động mạnh khiến một bên mặt của người bệnh bị liệt và méo miệng.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh là một bên cơ mặt có cảm giác khác thường, hơi căng cứng, bị đơ và khó điều khiển. Và nếu không được làm ấm kịp thời thì mặt sẽ bị liệt nặng hơn gây méo miệng, một bên mắt không nhắm được, khó khăn trong cười nói, ăn uống…

Cách phòng tránh:

Để phòng bệnh, quan trọng nhất là giữ ấm vùng đầu mặt cổ. Buổi sáng ngủ dậy nên ở trong phòng ấm 10-15 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài.

Khi trẻ chơi ngoài trời lạnh, cha mẹ cần chú ý cho bé mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn.

Tránh ngồi nơi gió lùa, không tắm quá khuya, đi đường xa phải đeo kính bịt mặt, che ấm cả hàm, đeo khẩu trang. Sau khi uống rượu bia thì không đi ngoài trời lạnh hay tắm lạnh.

Bỏng lạnh

Bỏng lạnh hay còn gọi là phỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp (-0,55°C). Bỏng lạnh thường gặp ở bàn tay, bàn chân, mũi và tai.

Phỏng lạnh có thể là một loại vết thương rất nghiêm trọng. Các mô có thể mất nhiều tuần để phục hồi. Bệnh nhân có thể mất da, ngón tay, ngón chân cũng như bị dị tật và đổi màu. Những người bị bỏng lạnh còn có thể bị hạ thân nhiệt.

Cách phòng tránh:

Phòng ngừa bỏng lạnh bằng cách mặc quần áo phù hợp, duy trì hydrat hóa và dinh dưỡng, tránh nhiệt độ thấp và duy trì hoạt động mà không bị kiệt sức. Điều trị bằng cách làm ấm lại vùng bị tổn thương. Điều này chỉ nên được thực hiện khi phản hồi không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Đột quỵ tim

Theo các thống kê trong nước lẫn nước ngoài thì vào mùa đông lạnh, nguy cơ đau tim gia tăng đáng kể. Lý do là vào mùa lạnh, nhiệt độ giảm mạnh sẽ làm hẹp các mạch máu khiến máu lưu thông về tim bị hạn chế nên dễ gây ra các cơn đau tim, nhất là đối với những người đã có tiền sử tim mạch.

Ngoài ra, những bạn có lối sống quá căng thẳng, ít vận động, nghiện rượu bia… đều có nguy cơ cao bị đột quỵ do trời lạnh gây ra. Đột quỵ tim xảy ra khá bất ngờ mà ít có triệu chứng dự báo trước, do đó tốt nhất là bạn nên nhớ giữ ấm cơ thể thật tốt để hạn chế bệnh bất ngờ tấn công.

Cách phòng tránh: 

– Trang bị đầy đủ trang phục giữ ấm cho cơ thể mỗi khi ra đường, đặc biệt các cơ quan như tay, chân, cổ, ngực, đầu cần được bảo vệ tối ưu hơn.

– Khi ngủ cũng cần lưu ý giữ ấm cơ thể hiệu quả vì nhiệt độ về đêm có thể giảm mạnh bất thường. Ngoài ra, bạn cũng nên khép các cửa sổ lại để hạn chế gió lạnh lùa vào phòng gây hại sức khỏe.

– Tuyệt đối không được tắm nước lạnh vì nước lạnh khiến cơ thể hạ nhiệt bất ngờ và có thể gây đột quỵ vô cùng nguy hiểm.

– Tăng cường các biện pháp giữ ấm cơ thể như tập thể dục tại nhà, uống nước ấm, tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, giữ thân nhiệt tốt hơn.

You may also like

Leave a Comment