Bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và Cách điều trị

by
0 comment

Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường gặp có độ phổ biến rộng, các triệu chứng của bệnh như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đắng miệng…tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống thường ngày. Chính vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiêu hóa là việc làm cần thiết.

Bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống thường ngày

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một loại hội chứng do sự co thắt không bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, làm đầy hơi, đau bụng và thay đổi đại tiện. Hội chứng này tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Hầu như ai cũng phải từng bị những triệu chứng thông thường này.

5 nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa

1. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.

nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa

  • Ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột dẫn đến hiện tượng lên men tăng mạnh gây ra đầy hơi, khó tiêu.
  • Uống nhiều rượu bia gây viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, thậm chí là biến chứng thủng dạ dày, ung thư đại trực tràng.
  • Ăn quá no, hay quá đói cũng sẽ gây ra bệnh rối loạn đường tiêu hóa.
  • Lạm dụng các thực phẩm như: ngũ cốc, hoa quả, trà xanh sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa

2. Nguồn nước ăn uống bị ô nhiễm

Nước bẩn sẽ chứa nhiều loại vi khuẩn virus, đáng sợ hơn là kim loại nặng và các chất độc hại mà nước đun sôi không thể loại bỏ được. Nếu ăn uống trực tiếp sẽ rất dễ gây rối loạn tiêu hóa và gây ra các bệnh nguy hiểm khác.

nước ô nhiễm gây bệnh rối loạn tiêu hóa

3. Thời kỳ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có triệu chứng nghén, cơ thể mệt mỏi, gây chán nản trong việc ăn uống và thường có cảm giác khó tiêu, từ đó người mẹ mang thai rất dễ bị chứng rối loạn tiêu hóa.

mang thai dễ bị rối loạn tiêu hóa

4. Stress

Stress cũng là một trong yếu tố gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Khi bị stress, căng thẳng thần kinh sẽ làm cơ thể mệt mỏi , chán nản mọi thứ kể cả việc ăn uống do đó làm cho việc ăn uống không hợp lý dễ gây ra rối loạn tiêu hóa

Stress

5. Ảnh hưởng của một số bệnh lý

Một số bệnh lý như viêm tá tràng, loét dạ dày, sỏi thận, viêm ruột thừa cấp tính, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt… sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Do đó mà dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp

Rối loạn tiêu hóa có rất nhiều các triệu chứng, biểu hiện khác nhau, mà đôi khi chúng ta xem thường và không có biện pháp điều trị ngay, bệnh sẽ càng ngày nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị hội chứng này:

1. Đầy bụng chướng hơi

Đối với người bình thường, thì khi thức ăn vào cơ thể sau khoảng 3 đến 4 tiếng là đã được tiêu hóa. Nhưng với người bị rối loạn tiêu hóa thì quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại gây ra đầy bụng, chướng hơi. Người bị bệnh thường sẽ ợ chua, hôi miệng, thả bom liên tục, vùng bụng căng tức, đi lại khó khăn và bụng đau râm ran. 

2. Tiêu chảy và táo bón

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường xuyên bị đau bụng bất thường, lúc thì bị tiêu chảy, lúc thì bị táo bón.

  • Khi bị tiêu chảy người bệnh dễ bị mất nước và chất điện giải, làm cho cơ thể mệt mỏi. Nếu không bù nước kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Táo bón tuy là triệu chứng bệnh nhẹ nhưng lại gây phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

3. Nôn và buồn nôn

Đây là triệu chứng do thức ăn không được dung nạp và bị đẩy ra khỏi thực quản gây buồn nôn và có thể nôn, khiên người bệnh luôn mệt mỏi và chóng mặt. 

4. Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng thường gặp của các bệnh về đường tiêu hóa. Cơn đau bụng có thể đau nhẹ, râm ran hoặc đau quặn thắt từng cơn. Người bệnh có thể bị đau nhiều điểm trên bụng khác nhau hoặc mỗi lúc đau một chỗ. Có trường hợp cơn đau lan sang vùng sau lưng.

5. Chứng khó nuốt

Chứng khó nuốt là cảm giác không muốn ăn vì khó nuốt trôi thức ăn từ miệng đến dạ dày. Đây là triệu chứng nhẹ của rối loạn tiêu hóa, nhưng gây mệt mỏi, khó chịu.

Cách điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Cách tốt nhất để hệ tiêu hóa ổn định và phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa thì chúng ta nên thay đổi chế độ ăn uống của mình và gia đình.

chế độ ăn uống phòng bệnh rối loạn tiêu hóa

  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Không nên ăn các loại thức ăn đường phố nếu không chắc chắc đó là đồ ăn sạch. Nên ăn chín uống sôi đối với các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Đối với các hộ gia đình nên sử dụng máy lọc nước, giúp nguồn nước ăn, uống luôn luôn được đảm bảo an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, với thị trường máy lọc nước hỗn loạn như hiện nay để lựa chọn được dòng máy lọc nước tốt thì là điều không phải dễ dàng. 

Tham khảo ngay máy lọc nước tốt nhất tại đây: http://wikidienmay.com/may-loc-nuoc-nao-tot-nhat-1/

  • Không nên ăn nhiều một số loại thực phẩm dễ gây rối loạn tiêu hóa như: hành, tỏi, rau hung, bắp cải…và sữa (nếu như bạn đang bị rối loạn tiêu hóa thì không nên uống sữa). Hạn chế ăn các thức ăn từ chiên rán, vì nó cũng gây chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Hạn chế uống café, các loại nước có gas và các loại bánh kẹo, đồ ăn nhanh.
  • Nên ăn uống đúng bữa, trong bữa cơm nên bổ sung nhiều thêm nhiều loại rau xanh, giảm bớt thịt và thức ăn giàu đạm. Lưu ý: Khi ăn nên nhai kĩ rồi mới nuốt, giúp dạ dày không phải làm việc nhiều.

2. Luyện tập thể dục thể thao

Hằng ngày các bạn nên bỏ ra khoảng 30 phút để tập thể dục hoặc chơi những bộ môn thể thao nhẹ nhàng, việc này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn hỗ trợ phòng ngừa rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả. Chăm chỉ luyện tập sẽ rất tốt cho hệ tim mạch, cơ bắp và giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

Tập thể dục cùng gia đình

3. Giữ vệ sinh cá nhân

  • Nên rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, giúp thức ăn không bị nhiễm khuẩn.
  • Trước khi ăn và sau khi vệ sinh nên rửa tay sạch sẽ
  • Đối với trẻ nhỏ nên rửa sạch các đồ dùng, đồ chơi xung quanh trẻ.

4. Mẹo trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả tại nhà

  • Uống nước gừng: Gừng có tính nóng nên có thể điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Vào buổi sáng nên pha một ly nước ấm với gừng tươi sẽ giúp hệ tiêu hóa cả ngày được thoải mái và nhanh chóng đẩy lùi chứng bệnh này.

Nước gừng trị bệnh tiêu hóa

  • Sử dụng tinh dầu bạc hà: Có thể làm giảm các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra, giúp bạn có thể thoải mái ăn uống và sinh hoạt.
  • Sử dụng lá ổi non: được dùng để trị các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng do rối loạn tiêu hóa gây ra. Bạn có thể rửa sạch và ăn luôn, hoặc có thể xay ra lấy nước uống. 
  • Ăn nhiều trái cây: Trong trái cây có nhiều chất xơ có thể hỗ trợ nhu động ruột trong quá trình tiêu hóa. Ngoài còn cung cấp lượng vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trái cây giúp trị rối loạn tiêu hóa

Trên đây là bài viết chia sẻ của Antoanvesinh.vn về: “Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân và Cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả”. Mong rằng qua bài này các bạn có thể tự mình phòng tránh căn bệnh thường gặp này. Khi mắc phải chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, các bạn nên đi khám để được điều trị.

You may also like

Leave a Comment