Điểm danh các cách làm máy lọc nước mini tự chế đơn giản tại nhà

by Trang.ha
0 comment

1. Ưu điểm máy lọc nước mini tự chế cho gia đình

Với lựa chọn tự làm máy lọc nước mini tại nhà bạn có thể tiết kiệm chi phí rất nhiều. Bằng cách tận dụng ngay những vật liệu có sẵn tại nhà để thiết kế hệ thống lọc nước như chai nhựa, thau, thùng,…
Với những vật liệu lọc đơn giản, dễ tìm vừa kể trên, bạn có thể linh hoạt trong việc nâng cấp hệ thống bất cứ lúc nào. Hơn nữa, điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn giúp bảo vệ môi trường tối ưu nhất.

2. Cách làm máy lọc nước mini tự chế

2.1.Phương pháp lọc sinh học

Nguyên lý: Đây là phương pháp lọc nước phổ biến nhất. Bản chất của bộ lọc nước sinh học là sử dụng sỏi, cát, than hoạt tính để tạo thành các tầng chất giúp các cặn bẩn lớn nhỏ có trong nước được giữ lại.
Ưu điểm: Phương pháp này dễ làm, nguyên vật liệu rẻ và an toàn nên gia đình nào cũng có thể thực hiện. Ngoài ra, với phương pháp này nguồn nước được lọc sạch tự nhiên, không qua xử lý hóa chất.
Nguyên liệu: Để thực hiện phương pháp lọc sinh học, trước khi tiến hành làm bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây: Sỏi, cát, than hoạt tính, một bình chứa 3 ngăn, ống nhựa, cưa lỗ.
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch thùng chứa nước. Sau đó, bạn đặt lộn ngược thùng chứa.
Bước 2: Khoét lỗ ở đáy thùng, cho than hoạt tính vào tầng lọc dưới cùng vì chúng có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn có kích thước nhỏ.
Bước 3: Tiếp đến, bạn đổ cát vào tạo thành lớp lọc ở giữa. Lớp cát này có khả năng loại bỏ tạp chất, bụi bẩn kích thước vừa phải.
Bước 4: Tiếp theo đó, bạn đổ lớp sỏi phía trên cùng. Sỏi có nhiệm vụ lọc tạp chất cỡ lớn: bụi bẩn, lá cây,…
Bước 5: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, bạn cho nước vào và bắt đầu quá trình lọc.

2.2.Lọc nước giếng khoan

Nguyên lý: Đây là phương pháp khá đơn giản được người xưa sử dụng khá nhiều. Phương pháp này không tốn quá nhiều chi phí, nhưng lại giúp lọc được các mầm bệnh và các chất có hại trong nước.
Nguyên liệu: Phèn, clorin diệt khuẩn, than hoạt tính, cát vàng, cát thạch anh,…


Cách làm:
Đối với cách làm truyền thống: Bạn hãy cho phèn vào trong nước, sau đó bạn cho tiếp clorin diệt khuẩn. Lúc này, các nguyên liệu sẽ pha vào trong nước giúp cho nước trong hơn. Hơn nữa, nước này chỉ sử dụng để sinh hoạt như tắm, giặt.
Làm bể lọc nước: Đối với phương pháp này bạn có thể thực hiện tương tự như sử dụng phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính vừa nêu trên.

2.3. Phương pháp nước cất

Nguyên lý: Phương pháp nước cất dựa vào nhiệt độ bay hơi để tách nước bằng quá trình bay hơi và ngưng tụ. Nguyên vật liệu phức tạp hơn so với hai phương pháp trên: Ấm đun nước siêu tốc, ống nhôm hoặc ống đồng để dẫn hơi nước, bình đựng nước cất.
Ưu điểm: Cơ chế lọc nước này vừa giúp loại bỏ tạp chất vừa có khả năng giữ lại hydro và oxy cho nước. Hơn nữa, phương pháp lọc nước này an toàn nhất, phù hợp cả với gia đình có trẻ nhỏ.
Cách làm:
Bước 1: Lấy ống nước chịu nhiệt nối ấm đun nước với bình chứa nước, đảm bảo kín 2 đầu. Bình chứa nước đặt thấp hơn ấm đun nước.
Bước 2: Đổ nước vào ấm và đun cho tới khi bốc hơi.
Bước 3: Thu lại nước cất trong bình.

​2.4.Phương pháp bể lọc

Nguyên lý: Hoàn toàn tương tự phương pháp lọc sinh học nêu ở đầu bài viết là sử dụng các tầng chất để lọc nước. Nhưng phương pháp này sử dụng bể lọc thay vì bình nhựa và có nhiều tầng chất hơn.
Ưu điểm: Với cấu tạo chặt chẽ phương pháp này mang lại hiệu quả lọc nước tối ưu, chất lượng. Phương pháp này cần rất nhiều nguyên vật liệu: Bể nước, bể chứa nước đã lọc, ống nhựa, sỏi, than hoạt tính, cát vàng hoặc cát thạch anh chuyên dụng, cát mịn sạch,…
Hình thức áp dụng: Lọc nước giếng khoan sinh hoạt cho gia đình. Tùy thuộc vào nhu cầu từng gia đình mà kích thước bể lọc có thể lớn hoặc nhỏ.
Cấu tạo bể lọc:
Phía trên bể lọc là giàn phun mưa hay bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước được đưa vào. Bên cạnh bể lọc là bồn chứa nước sạch sau lọc. Trong bể lọc gồm 5 lớp sau:
Lớp 1: Đổ lớp sỏi có kích thước lớn ở đáy bể dày 30cm. Sau đó, tạo một lỗ hổng để đặt ống lọc nhựa PVC vào.
Lớp 2: Lớp sỏi có kích nhỏ dày khoảng 10cm.
Lớp 3: Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh chuyên dụng dày 25 – 30cm.
Lớp 4: Lớp than hoạt tính với chức năng khử màu, mùi và tạp chất độc hại. Lớp này có thể dày 10 – 30cm tùy vào nhu cầu và nguồn nước của mỗi gia đình. Bạn nên dùng than hoạt tính gáo dừa.
Lớp 5: Cuối cùng là lớp mỏng 10 – 15cm cát mịn đã làm sạch.
Xem thêm:

2.5. Phương pháp lọc sử dụng than củi

Nguyên lý: Phương pháp lọc sử dụng than củi thực hiện tương tự như phương pháp lọc sinh học, chỉ khác là thay than hoạt tính bằng than củi. Nguyên liệu khá đơn giản chỉ cần than củi, cát, chai nhựa, một số mảnh vải.
Ưu điểm: Với phương pháp này người dùng dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu cũng như dễ dàng thực hiện. Đặc biệt hơn nữa, phương pháp này bạn có thể không cần dùng đến lớp sỏi như phương pháp lọc sinh học.
Cách làm:
Bước 1: Bạn lấy một chai nhựa xử lý sạch. Sau đó, bạn úp ngược xuống và bọc vải một đầu chai.
Bước 2: Khoét đáy chai, chất tầng theo lớp than củi, lớp cát dày. Bạn cho lớp than củi vào tạo thành lớp đầu tiên. Sau đó, bạn cho cát vào tạo thành lớp thứ hai. Mỗi lớp, bạn nên cho dày để đảm bảo chất lượng nước sau khi lọc được tốt nhất.
Bước 3: Cuối cùng, bạn đổ nước vào và tiến hành quy trình lọc.

2.6.Phương pháp ánh sáng mặt trời

Nguyên lý: Sử dụng ánh sáng mặt trời để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong nước ở nhiệt độ cao.
Ưu điểm: Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất trong 5 phương pháp.
Chuẩn bị: Nguyên vật liệu dễ tìm, bao gồm thùng, chai hoặc thau đựng nước.
Cách làm:
Bước 1: Cho nước cần xử lý ra thau, chậu hoặc bình đã chuẩn bị rồi để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 2: Phủ một lớp vải mỏng lên trên miệng thau để đảm bảo bụi bẩn không thể xâm nhập vào được.
Bước 3: Để nước dưới ánh nắng mặt trời ít nhất 2h đồng hồ.

2.7. Lọc nước bằng than hoạt tính

Đối với phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính được hiểu nôm na là làm máy lọc nước có dạng bể lọc. So với phương pháp lọc sinh học thì cơ chế và nguyên vật liệu chuẩn bị đều giống nhau, khác ở mỗi lọc nước bằng than hoạt tính có quy mô lớn hơn.
Cấu tạo bể lọc:
Lớp 1: Đổ sỏi với các kích thước khác nhau vào dưới đáy bể dày 10cm.
Lớp 2: Đổ một lớp cát thạch anh chuyên dụng hoặc lớp cát vàng vào trong bể với độ dày 25 – 30cm.
Lớp 3: Ở lớp này còn phụ thuộc vào từng nhu cầu và điều kiện của mỗi gia đình, bạn có thể dùng than hoạt tính để khử màu, khử mùi hoặc các loại tạp chất khác có trong nước. Vì vậy, bạn hãy đổ than hoạt tính vào bể nước độ dày 10 – 30cm.
Lớp 4: Một nguyên vật liệu khá quan trọng cần đổ vào tại lớp này chính là FILOX. Vật liệu này giúp lọc sạch nguồn nước bị nhiễm mangan, sắt, Asen (thạch tín). Bạn đổ vào bể với độ dày 10cm.
Lớp 5: Đến bước này, bạn cho vào bể một lớp mỏng cát thạch anh chuyên dụng hoặc cát vàng hạt to với độ dày khoảng 10 – 15cm.
Lớp 6: Ở lớp trên cùng bạn hãy dùng bộ trộn khí hoặc dùng giàn phun mưa để oxy hóa nguồn nước, như vậy là hoàn tất.

3. Lọc nước tự chế có an toàn không?

Các phương pháp lọc nước tự chế không đảm bảo an toàn khi uống trực tiếp, bạn hãy xem qua các lưu ý sau đây để biết rõ hơn:
– Hầu hết các phương pháp trên chỉ mang lại hiệu quả lọc cơ bản, không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi sinh vật trong nước.
– Với những phương pháp lọc nước tự chế bạn chỉ nên sử dụng để lọc nước sinh hoạt: tắm, giặt, không dùng để nấu nướng, uống trực tiếp.
Ngoài ra, lọc nước tự chế dù bằng phương pháp gì cũng đều mất nhiều chi phí và thời gian chuẩn bị.

You may also like