Giao mùa là thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… bùng phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vì thế, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ tay, chân, miệng cho trẻ bằng nước sạch, cha mẹ cũng cần trang bị cho mình kiến thức dưới đây để có những biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ.
1. Bệnh cảm cúm
Thời tiết lúc giao mùa khiến nhiệt độ thất thường hay lạnh vào ban đêm và sáng sớm. Trong khi đó nhiệt độ trong ngày chênh lệch nhau khá nhiều nên rất dễ khiến trẻ bị mắc bệnh cảm cúm.
1.1. Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp do virut cúm gây ra. Siêu virut cúm thường có trong nước bọt, nước mũi người bệnh. Cảm cúm lây truyền rất nhanh từ người bệnh sang mọi người xung quanh.
Khi con trẻ bị cảm cúm thì rất có thể sẽ bị sốt kèm theo đó là triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng và nhức mỏi chân tay, toàn thân. Các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi sẽ làm trẻ cực kỳ khó chịu.
1.2. Phòng tránh bệnh
- Giữ ấm cho trẻ: Các mẹ luôn phải giữ ấm cho trẻ vì khi thời tiết thay đổi rất dễ làm trẻ bị cảm lạnh, giảm miễn dịch. Các vị trí cần giữ ấm nhất là đầu, cổ, ngực, bàn tay, bàn chân.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Rửa tay chân thường xuyên cho trẻ bằng xà bông trước khi ăn và chơi đùa. Các vật dụng và đồ chơi của trẻ cùng cần phải rửa dọn thường xuyên.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người: Vào thời gian này trẻ rất nhạy cảm vì thế rất dễ bị cảm cúm khi tiếp xúc với nhiều người. Đặc biệt là những người có biểu hiện cảm cúm.
- Không cho trẻ ăn uống đồ lạnh: Tránh cho trẻ ăn những đồ được lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Nên cho trẻ uống nước ấm.
- Bổ sung Vitamin C cho trẻ: Vào thời tiết giao mùa thì trẻ rất cần được bổ sung vitamin C nhằm tăng đề kháng giúp trẻ tránh được các bệnh cúm. Vitamin C thường có trong một số rau củ quả như: Quả cam, rau bắp cải, rau bina…
- Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho con trẻ giúp ông bố bà mẹ có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.
2. Viêm phế quản
Lại là một căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là khi thời tiết thay đổi giao mùa, do tiếp xúc với các bạn học, vật dụng đồ chơi hoặc là chính trong ngôi nhà của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi rút dễ dàng thâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh viêm phế quản.
2.1. Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp có tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản (đây là cơ quan dẫn khí vào phổi).
Khi con trẻ bị mắc bệnh thường có triệu chứng ho và ho có đờm (xanh, vàng và trắng), có nước mũi trong, sưng họng, khó thở và có cảm giác đau ngực. Các mẹ theo dõi con trẻ và nhận biết sớm qua các biểu hiện trên thì nên đưa bé đi bệnh viện điều trị kịp thời để bệnh không biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi và viêm tai giữa…
Các mẹ lưu ý nhé: Viêm phế quản là do virut gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không giúp trẻ khỏi bệnh được.
2.2. Phòng tránh bệnh
- Giữ ấm cho trẻ: Để phòng ngừa căn bệnh này các phụ huynh cần phải giữ ấm cho trẻ.
- Uống nhiều nước ấm trong ngày: Mỗi ngày nên cho trẻ uống 8 đến 10 cốc nước ấm, việc này giúp trẻ không bị tắc nghẽn sung huyết.
- Không khí trong nhà sạch sẽ: Các mẹ lưu ý về việc vệ sinh nhà cửa giúp không khí thoáng mát trong lành, tránh để bé ở nơi bụi bẩn và khói thuốc nhé.
- Khi trẻ bị sốt nhẹ: Các mẹ chỉ cần cho bé uống nhiều nước ấm và cho bé mặc đồ thoáng mát để rút mồ hôi. Không nên cho trẻ mặc nhiều đồ có chất liệu tổng hợp và không ủ kín bé. Nếu bé vẫn sốt cao trên 38 độ thì các mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc như: Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giúp bé nhanh hạ sốt.
3. Viêm đường hô hấp
Giao mùa chính là thời điểm thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc những nơi có mầm bệnh gây viêm đường hô hấp.
3.1. Viêm đường hô hấp là gì?
- Viêm đường hô hấp trên: bao gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản, các bộ phận này là cơ quan đầu trên của đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí nên hầu như mọi điều kiện bất lợi của môi trường đều dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp trên. Biểu hiện lúc đầu là cảm lạnh sau thời gian ủ bệnh sẽ gây ra là viêm mũi họng, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa ….
- Viêm đường hô hấp dưới: là bệnh thường gặp ở tình trạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số biểu hiện của bệnh như: khó thở, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, đối với trẻ nhỏ như chướng bụng, da xanh tím…
3.2. Phòng tránh bệnh
Vì đây là loại bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp vì thế muốn phòng tránh tốt thì hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều người đặc biệt là người bệnh thì không nên cho trẻ tiếp xúc. Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng sau khi vệ sinh và trước khi ăn nhé, đừng quên các vật dụng đồ chơi xung quanh trẻ cũng phải thường xuyên dọn rửa nhé các mẹ. Thời tiết đang giao mùa vì thế các mẹ nên để ý điều hòa và quạt, đặc biệt các bé phải được giữ ấm trong ban đêm và sáng sớm. Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống đồ lạnh và nên uống nhiều nước trong ngày.
4. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh có thể thấy ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đa số trẻ em dễ mắc bệnh. Nếu bệnh viêm tai giữa không được chữa trị kịp thời, thì sẽ rất nguy hiểm vì nhiều biến chứng gây ra.
4.1. Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, bệnh phát triển do sự tổn thương hoặc viêm nhiễm xuất hiện ở trong tai giữa do các loại vi khuẩn gây ra. Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
4.2. Phòng tránh bệnh
- Cần phát hiện sớm viêm tai mũi họng: Các mẹ cần phát hiện sớm khi trẻ có những biểu hiện như: mũi bị viêm, dịch mũi sẽ chảy theo 2 đường là ra ngoài và xuống thẳng họng.
- Để trẻ ngồi hoặc nằm cao khi đang bú bình: Để trẻ nằm khi bú sẽ bị sữa chảy vào tay. Các mẹ lưu ý điều này nhé.
- Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ
- Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh
- Tránh xa môi trường ô nhiễm: Không nên cho trẻ chơi những nơi có khói thuốc và ô nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Trẻ cần được vệ sinh thường xuyên chân tay, mũi họng. Đặc biệt sau khi vệ sinh phải rửa tay với xà bông.
- Tai trẻ bị dính nước: Nếu trong khi tắm nhỡ nước có vào tai trẻ thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Hãy dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí, nhẹ nhàng vệ sinh tai và mũi cho trẻ. Lưu ý: khi vệ sinh xong các mẹ cần phải lấy bông sạch thấm khô tai nhé tránh việc có nước gây viêm nhiễm
⇒ Tham khảo thêm: Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân và Cách phòng ngừa
5. Đau mắt đỏ
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết lúc nắng nóng lúc mưa lạnh, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu dần, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.
5.1. Đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…
5.2. Phòng tránh bệnh
- Đưa trẻ đi điều trị sớm khi thấy các dấu hiệu trên.
- Vệ sinh nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ.
- Thường xuyên rửa mặt mũi, chân tay cho trẻ
- Không tiếp xúc với người bệnh.
6. Sốt phát ban
Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là nhóm tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần phát hiện sớm để điều trị đúng cách sẽ ít nguy hại cho sức khỏe của bé.
6.1. Sốt phát ban là bệnh gì?
Sốt phát ban là bệnh gây ra bởi loại virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh. Đây là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng.
Một số dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Tiêu chảy nhẹ
- Chán ăn
- Sưng mí mắt.
6.2. Phòng tránh:
– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh, cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
– Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa:
Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Rubella được chích chung với quai bị và sởi bằng vắc-xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 tháng – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi – 6 tuổi.
7. Sốt xuất huyết
Giao mùa là thời điểm không khí ẩm thấp giúp muỗi phát triển mạnh khiến trẻ rất dễ bị lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
7.1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?
– Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.
– Sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
Nếu bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện thấy nốt xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiểu ra máu…
Nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi chuyển ngay tới bệnh viện.
7.2. Phòng tránh:
- Cho bé mặc quần áo dài tay, ngủ cần mắc màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không nên để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt. Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé.
- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe…). Thay nước bình hoa mỗi ngày
- Đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào bát nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi.
8. Tiêu chảy
Các bé thường bị bệnh này vào thời điểm giao mùa nhất là mùa thu – đông,
Bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng.
8.1. Tiêu chảy là bệnh gì?
Tiêu chảy cấp do rotavirus là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại tiêu chảy chính:
- Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần
- Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần
- Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần.
8.2. Phòng tránh:
Để phòng bệnh, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi tiêm vaccein. Mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé trong ăn uống. Thức ăn vừa nấu xong, nên cho bé ăn ngay.
Với thức ăn chưa dùng hết, bảo quản tủ lạnh, nếu muốn dùng cho bé vào bữa sau thì cũng cần đun sôi kỹ lại.
Ngoài ra, cũng cần cảnh giác không cho bé tiếp xúc với những động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, gà hay như cả những loài vật không có lông khác như: Rùa, ốc, ba ba bởi đây là những loài động vật thường chứa mầm bệnh có thể lây truyền từ động vật qua bàn tay vào thức ăn.
9. Quai bị
Khi trẻ bị quai bị sẽ có biểu hiện chủ yếu của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm
9.1. Quai bị là bệnh gì?
Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) làmột bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.
9.2. Phòng tránh bệnh
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.
Vệ sinh cá nhân và nhà cửa:
- Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén, dĩav.v…)
- Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.
- Rửa tay nhiều lần bằng xà phòngtrong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
- Thực hiện tiêm phòng vắc xinđể phòng bệnh chủ động.
Trên đây là bài chia sẻ của An toàn vệ sinh về: “9 căn bệnh trẻ dễ bị lúc giao mùa và cách phòng tránh”. Mong rằng sẽ giúp được các mẹ, phòng tránh được các bệnh này cho con trẻ trong thời điểm giao mùa này.