Chỉ một cốc nước lọc có thể cho bạn biết liệu bạn có đang đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cho dù lên kế hoạch bổ sung nước hàng ngày cẩn thận hay chẳng nhớ uống đủ nước mỗi ngày, chúng ta không thể phủ nhận việc uống đủ nước rất quan trọng cho sức khỏe. Nhưng đôi khi hành động đơn giản này lại cũng có thể cho bạn biết tình trạng bệnh lý của mình. Theo các chuyên gia, khi uống nước lọc nếu nhận thấy có vị ngọt thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Khi đang trong cơn khát, nhấp một ngụm nước lọc đầu tiên, bạn cảm thấy ngon không thể tả, cơ thể sảng khoái hơn bình thường. Nhưng nếu bạn đột nhiên nhận thấy ly nước tinh khiết mình tự rót ra từ vòi hoặc chai nước lọc thông thường có vị ngọt, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.
Theo Medical News Today, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn sử dụng insulin. Từ đó ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi không được điều trị, bệnh có thể gây ra lượng đường cao trong máu. Kết quả là trong miệng bạn xuất hiện vị ngọt mà bạn có thể nhận thấy khi uống ngụm nước đầu tiên.
Một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường: “mùi và vị trái cây ngọt ngào” trong miệng
Ở một thời điểm nhất định, bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra một biến chứng liên quan được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường.
Theo Medical News Today, điều này xảy ra khi cơ thể không còn khả năng phân hủy lượng đường cần thiết để làm nhiên liệu. Thay vào đó bắt đầu sử dụng chất béo, khiến một loại axit được gọi là xeton tích tụ trong cơ thể.
Ngoài vị ngọt mà bạn có thể nhận thấy, tình trạng này cũng có thể gây ra mùi trái cây trong hơi thở của bạn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cảnh báo, nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể là một tình trạng đe dọa tính mạng. Đó cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường ở những người chưa được chẩn đoán.
Trong một số trường hợp, điều này có thể xảy ra do bạn bị ốm và không ăn uống nhiều như bình thường. Từ đó khiến cơ thể bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.
Lưu ý một số vấn đề sức khỏe khác tạo ra hương vị ngọt ngào ngoài bệnh tiểu đường
Mặc dù nhận thấy vị ngọt trong nước lọc là một dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường nhưng các bác sĩ cảnh báo đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều chứng bệnh khác.
Theo Medical News Today, tổn thương dây thần kinh liên quan đến một cơn đột quỵ hoặc co giật trước đó có thể gây ra vị ngọt khó giải thích trong miệng.
Một số người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), do axit dạ dày trào ngược lên thực quản – đặc biệt là trong thời kỳ mang thai – cũng dễ đối mặt tình trạng này.
Và mặc dù không phổ biến, nhưng một số dạng ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến lượng hormone, khiến miệng có vị ngọt.
Tóm lại, Healthline khuyên, nếu bạn nhận thấy trong miệng có hương vị ngọt ngào dai dẳng, không mất đi trong ngày một ngày hai, tốt nhất hãy tìm gặp bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Phòng tránh đường huyết cao, bệnh tiểu đường – Hãy bắt đầu từ thói quen ăn uống
1. Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Một thói quen ăn uống quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với nhiều thực phẩm thực vật hơn.
Điều quan trọng là bạn cần ăn các loại carb phức tạp, giàu chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch. Hãy chú ý mỗi khẩu phần ăn đảm bảo 3g chất xơ trở lên thì bạn sẽ kiểm soát được bệnh tiểu đường, không lo đường huyết tăng đột biến.
2. Hạn chế đi ăn hàng và đồ ăn nhanh
Điều đáng sợ nhất của những món ăn này chính là lượng calo. Ngay cả khi bạn chỉ ăn một chút thôi thì bánh hamburger trong nhà hàng hoặc thức ăn nhanh vẫn chứa nhiều calo. Đúng là nó có thể không khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt nhưng lại gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Ăn trưa ở ngoài trời
Vitamin D được cho là giúp cải thiện độ nhạy của cơ thể với insulin, hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người có lượng vitamin D thấp có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn. Và ăn trưa ngoài trời chính là một gợi ý không tồi để cải thiện tình trạng bệnh.
4. Tìm món ăn ngọt ngào nhưng “sạch sẽ” thay thế bánh kẹo, đồ ngọt
Bạn chỉ cần thay thế món tráng miệng điển hình của bạn bằng một món ngọt, sạch như trái cây vì nó có chứa chất xơ và chất dinh dưỡng. Bạn có thể làm cho nó giống kẹo bằng cách để đông lạnh nho đỏ không hạt, nhúng chuối vào sô cô la đen để đông lạnh, cắt dưa hấu thành từng miếng cất tủ lạnh…
5. Một số nguyên tắc trong ăn uống
– Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
– Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
– Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu, khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
– Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.