Những căn bệnh dễ gặp phải vào mùa đông và cách phòng tránh

by chiennguyen
0 comment

Mùa đông đến kéo theo rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho mọi người, nhất là ở miền bắc thời tiết lạnh và giá hơn. Và dưới đây là 6 căn bệnh dễ gặp phải vào mùa đông điển hình. Các bạn cùng xem và phòng tránh nhé

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh dễ gặp phải vào mùa đông. Cảm lạnh là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp phải ở trẻ em và người lớn.

Triệu chứng:

Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau đối với mỗi người. Các triệu chứng thường gặp nhất, bao gồm:

  • Cảm lạnh viêm họng
  • Cảm lạnh sổ mũi hoặc nghẹt mũi (dịch mũi thường dày, có màu vàng hoặc xanh lá cây; tuy nhiên đây không phải là biểu hiện của nhiễm trùng vi khuẩn).
  • Ho
  • Nhức đầu
  • Cơ thể cảm thấy đau nhức nhẹ
  • Hắt xì
  • Đau cơ
  • Cảm lạnh sốt nhẹ
  • Cảm thấy có áp lực trong tai và mặt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Chảy nước mắt
  • Mất vị giác
  • Khó chịu trong người
  • Khó thở

Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3-7 ngày. Giai đoạn bệnh dễ gây lây nhiễm nhất là trong 3 ngày đầu hoặc tuần đầu tiên bị bệnh.

Cách phòng tránh: 

Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa. Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.

2. Viêm họng

Triệu chứng:

Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng. Bệnh nhân bị viêm họng sẽ có nhiều dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết. Dấu hiệu viêm họng có thể thay đổi theo từng giai đoạn.

Triệu chứng viêm họng cấp

  • Cổ họng khô rát, đau đớn
  • Khó khăn khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt
  • Niêm mạc họng sưng đỏ, sung huyết và phù nề
  • Sốt cao, hay ớn lạnh, đau nhức cơ thể
  • Sưng, viêm amidan, bề mặt amidan có dịch nhầy
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ gây ngứa ngáy, khó chịu
  • Sốt cao, ho khan, ngạt mũi, khản tiếng hoặc mất tiếng

Cách phòng tránh:

Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng và phòng tránh bệnh viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

3. Viêm đau khớp

Triệu chứng:

Đau khớp cũng là một trong những triệu chứng bệnh viêm khớp điển hình giúp bệnh nhân dự đoán được căn bệnh viêm khớp. Tình trạng viêm ở khớp làm cho các khớp căng hơn, trở nên nhạy cảm hơn với các tác động, dẫn tới đau khớp. Khi bệnh viêm khớp diễn ra trong thời gian dài, mức độ đau ở các khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân viêm khớp cho biết, các khớp của họ trở nên đau nhức hơn vào mùa đông, chính vì vậy đau khớp cũng là một trong những bệnh dễ gặp phải vào mùa đông

4 triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau được nêu trên là những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân gặp phải trong căn bệnh viêm khớp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp tình trạng khô miệng, đỏ mắt, rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể và loãng xương, xương dễ gãy. Ở giai đoạn đầu của viêm khớp, bệnh nhân thường bị sốt do phản ứng của cơ thể khi nhiễm khuẩn. Tuy nhiên các triệu chứng này thường khó để nhận biết và không đặc hiệu

Cách phòng tránh:

Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.

4. Hạ thân nhiệt

Triệu chứng:

Những dấu hiệu và triệu chứng hạ thân nhiệt thường bao gồm:

  • Cảm thấy lạnh
  • Rùng mình liên tục
  • Nổi da gà
  • Môi thâm
  • Có cảm giác cơ thể không đủ ấm
  • Trẻ bị hạ thân nhiệt có thể bị ửng đỏ, da lạnh ngắt và yếu ớt

Cách phòng tránh:

Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến hạ thân nhiệt ở trẻ em và người lớn tuổi:

  • Mặc ấm khi trời lạnh
  • Tăng cường chăm sóc sức khỏe đối với trẻ nhỏ và người già
  • Nạp đủ lượng calo và lượng nước cần thiết
  • Thận trọng với mọi thay đổi thời tiết và có kế hoạch rõ ràng
  • Thay quần áo ướt ngay và mặc vào quần áo khô
  • Ra khỏi vùng nước lạnh ngay lập tức. Chậm trễ vài phút có thể nguy hiểm tính mạng

5. Tê cóng

Tê cóng tưởng chừng đơn giản chỉ là bị lạnh, tuy nhiên với những bệnh dễ gặp phải vào mùa đông thì tê cóng cũng rất nguy hiểm nếu không phòng tránh và xử lý kịp thời

Triệu chứng:

Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.

Cách phòng tránh:

Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại. Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen. Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.

6. Cúm

Triệu chứng:

Khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là: sốt; cảm giác ớn lạnh; nhức đầu; đau nhức cơ bắp; chóng mặt; ăn không ngon; mệt mỏi; ho; đau họng; chảy nước mũi; buồn nôn; cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực; đau tai; có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

Cách phòng tránh:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Trên đây là danh sách những bệnh dễ gặp phải vào mùa đông của An toàn vệ sinhCảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết

 

 

 

You may also like

Leave a Comment